Cic

Trải qua hơn 2 thế kỷ, các hộ dân ở làng ngh& banthang

【banthang】Trăm năm bánh tráng Thuận Hưng

Trải qua hơn 2 thế kỷ,ămnămbánhtrángThuậnHưbanthang các hộ dân ở làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (P.Thuận Hưng, Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) vẫn giữ cách làm truyền thống để bảo tồn thương hiệu.

Làng "không ngủ"

Theo nhiều tài liệu, làng bánh tráng Thuận Hưng hình thành giữa thế kỷ 19. Trước đây, vùng này chuyên trồng lúa và cây ăn trái, chỉ vài người có tay nghề làm bánh. Các tiền nhân đã chế biến ra loại bánh hợp khẩu vị người dùng, nhờ đó tiếng lành nhanh chóng đồn xa. Khi sức mua rộng mở, họ truyền nghề cho hàng xóm để cùng thoát nghèo. Chưa đầy 5 năm, làng bánh tráng Thuận Hưng đã hình thành và dần dần nổi tiếng miền Tây.

Trăm năm bánh tráng Thuận Hưng - Ảnh 1.

Trải qua hơn 200 năm, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng vẫn giữ cách làm thủ công

Thanh Duy

Hơn 40 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Nguyễn Thị Bưng (60 tuổi) cho biết những năm 1980, nghề làm bánh tráng ở Thuận Hưng rất thịnh. Hầu như nhà nào cũng có lò bánh, từ 3 giờ sáng đã bắt đầu đỏ lửa nên còn được gọi là "làng không ngủ". Phên bánh tráng nhiều đến nỗi không đủ chỗ phơi, phải làm thêm giàn cặp bờ sông. Khi trời nắng, cả làng đem bánh phơi dài tít tắp, liền kề nhau như tấm vải khổng lồ. "Khi đó, các thương lái chèo xuồng tam bản đến mua. Họ tranh thủ đi trong đêm để kịp sáng đi bán chỗ khác. Tính ra 5 công ruộng chưa bằng 1 lò bánh. Nhà nào cũng làm quanh năm, mệt thì nghỉ xả hơi chứ không sợ bánh ế", bà Bưng nhớ lại.

Thời vàng son, làng nghề có khoảng 500 lò bánh, chủ yếu làm bánh tráng mặn và lạt. Thương hiệu bánh tráng Thuận Hưng dần phổ biến đến nhiều tỉnh thành miền Trung, miền Bắc, sang tận Campuchia. Sau này, người dân sáng tạo thêm nhiều loại, như: bánh tráng dừa, bánh tráng ruốc, bánh tráng ớt, bánh tráng nem, bánh tráng nhúng. Sự cách tân này nhằm góp phần làm mới, tạo điểm nhấn và "giữ nhiệt" cho làng nghề.

Tuy nhiên, theo anh Trịnh Văn Trường (34 tuổi, ngụ khu vực Tân Phú, P.Thuận Hưng), từ sau dịch Covid-19 đến nay, làng nghề có phần kém sôi động. Do sức mua giảm, ngoài những gia đình có nhiều thế hệ làm bánh còn duy trì thì một số lò nhỏ đã tạm thời "đắp chiếu". Một số người đi làm ăn xa xứ, một số vẫn ở quê nhưng làm công việc khác có thu nhập cao hơn, nhưng đặc biệt là họ không bỏ hẳn nghề. Đến tháng chạp hằng năm, bà con sẽ trở lại với nghề làm bánh tráng để phục vụ thị trường tết. "Nếu là chủ lò, một tháng tết có thể kiếm được 50 - 60 triệu đồng. Chúng tôi hay gọi đó là thời điểm vàng trở lại. Không chỉ là mùa bội thu mà làng nghề còn toát lên vẻ đẹp thu hút nhiều người đến tham quan, chụp ảnh", anh Trường vui vẻ nói.

Cha truyền con nối, hàng xóm chỉ nghề cho nhau

Trải qua hơn 2 thế kỷ, quy trình làm bánh tráng Thuận Hưng vẫn không có gì thay đổi, ngoại trừ được hỗ trợ bởi máy nạo dừa, máy xay bột. Mặc dù có máy tráng bánh tự động, nhưng hầu hết người dân vẫn giữ cách làm thủ công truyền thống. Người thợ chấp nhận ngồi nhiều giờ đồng hồ bên lò trấu nóng nực, gò lưng tráng từng cái bánh. Tuy vất vả nhưng họ thấy vui vì những cái bánh làm tay thì ra lò sẽ như ý, vừa ăn, không quá dày, cũng không quá mỏng.

Nhân công làm bánh thường có 3 người. Người tráng bánh ngồi trên lò, vừa chụm lửa trấu vừa múc từng gáo bột đổ vào nồi. Khoảng 15 giây bánh chín, người trải bánh khéo léo lấy bánh nóng hổi mới ra lò đặt trên phên lá dừa. Bánh đầy phên (khoảng 6 cái - PV) thì người còn lại mang ra phơi. Nếu đủ nắng, tầm 30 phút bánh khô, phải lấy vào. Trung bình 3 người làm việc trong 12 giờ sẽ được khoảng 5.000 cái bánh tráng. Thu nhập chia đều, mỗi người khoảng 200.000 đồng.

Tiền công không nhiều nhưng công việc đòi hỏi làm liên tục. Các công đoạn ngâm gạo, làm bột, tráng bánh, canh lửa trấu, phơi đều phải tỉ mỉ và cân chỉnh chính xác để bánh không bị hỏng, vênh, nứt kém thẩm mỹ. "Bây giờ, nguồn nhân lực chính ở các lò bánh đa phần là phụ nữ và người già. Tuy ít có người trẻ theo nghề, nhưng ai sinh ra và và lớn lên ở vùng đất này đều được cha mẹ chỉ dạy thành thạo mọi công đoạn làm bánh. Nếu muốn, chúng có thể kế thừa bất cứ lúc nào", bà Dương Thị Cẩm Vân (50 tuổi, ngụ khu vực Tân Phú) tâm sự.

Làng bánh tráng Thuận Hưng được người dân bảo tồn và duy trì theo hình thức cha truyền con nối, hàng xóm chỉ nghề cho nhau. Vì vậy, bánh tráng ở đây có nét chung thống nhất để nhận diện thương hiệu. Các nguyên liệu làm bánh được lấy hoàn toàn ở Cần Thơ "gạo trắng, nước trong". Song loại gạo làm bánh, tỷ lệ pha bột, thêm gia vị nào được xem là một phần của bí quyết. Với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, tháng 3.2023, làng nghề làm bánh tráng Thuận Hưng được Bộ VH-TT-DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND P.Thuận Hưng, cho biết khoảng 20 năm trước, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng có hơn 200 lò hoạt động thường xuyên, nay chỉ còn 78 lò, tập trung nhiều nhất ở 2 khu vực Tân Phú và Tân An. Làng nghề được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh hạnh và động lực để bà con ra sức giữ gìn và bảo tồn. "Địa phương cố gắng duy trì làng nghề để góp phần giúp người dân có công ăn việc làm. Trước mắt, đã phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội giúp các hộ có nguyện vọng vay vốn mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó là phối hợp Sở Công thương, Sở KH-CN TP.Cần Thơ hỗ trợ người dân sản xuất bao bì, làm thương hiệu để sản phẩm ngày càng phát triển hơn", ông Phong chia sẻ. (còn tiếp)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap